Các thiệt hại do bảo trì kém hiệu quả gây ra

Bảo trì lạc hậu và ngừng        máy gây thiệt hlớn, ảnh hưởng đáng kể đến 

sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

 

        Bảo trì đã trải qua nhiều thế hệ, trong đó:

  • Bảo trì thế hệ thứ nhất (Bảo trì 1.0): doanh nghiệp vận hành máy móc, thiết bị cho tới khi hư hỏng (hư đâu sửa đó).
  • Bảo trì thế hệ thứ hai (Bảo trì 2.0): doanh nghiệp thực hiện bảo trì phòng ngừa trực tiếp theo kế hoạch có sẵn.
  • Bảo trì thế hệ thứ ba (Bảo trì 3.0): doanh nghiệp thực hiện bảo trì phòng ngừa trực tiếp và bảo trì phòng ngừa gián tiếp, dùng các kỹ thuật giám sát tình trạng máy để ra quyết định cần làm gì hoặc không cần làm gì khi chăm sóc sức khỏe máy móc, thiết bị.
  • Bảo trì thế hệ thứ tư (Bảo trì 4.0): doanh nghiệp thực hiện bảo trì phòng ngừa trực tiếp, gián tiếp và bảo trì dự đoán, dùng các kỹ thuật, công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 (IoT, di động, đám mây, khoa học phân tích, trí tuệ nhân tạo, cảm biến thông minh, thực tế ảo và thực tế tăng cường, hệ thống quản lý bảo trì bằng máy tính (CMMS), …).

 

Vì nhiều lý do, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang còn chủ yếu ở thế hệ Bảo trì 1.0 và một số thì ở Bảo trì 2.0.

       Các chuyên gia đánh giá rằng bảo trì tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay lạc hậu so với thế giới hơn nửa thế kỷ, gây thiệt hại lớn và kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường.

1.    Thiệt hlớn về kinh tế

1.1 Chi phí bảo trì

         Trong bảo trì hiện đại, chi phí bảo trì gồm hai thành phần: chi phí bảo trì trực tiếp (còn gọi là chi phí bảo trì hữu hình hay chi phí ẩn) và chi phí bảo trì gián tiếp (còn gọi là chi phí bảo trì vô hình).

1.1.1   Chi phí bảo trì trực tiếp

          Chi phí bảo trì trực tiếp được dùng để chi trả trực tiếp và lưu lại trong hồ sơ kế toán của công ty, bao gồm:

  • Chi phí cho lương nhân viên.
  • Chi phí cho thưởng nhân viên.
  • Chi phí cho đào tạo, huấn luyện.
  • Chi phí cho quản lý bảo trì.
  • Chi phí cho vật tư bảo trì.
  • Chi phí cho dụng cụ bảo trì.
  • Chi phí cho thiết bị bảo trì.
  • Chi phí cho thuê ngoài dịch vụ bảo trì.
  • Chi phí cho cải tiến thiết bị.

1.1.2   Chi phí bảo trì gián tiếp

         Chi phí bảo trì gián tiếp là những khoản chi phí doanh nghiệp phải trả hoặc mất đi vì các tổn thất, thiệt hại khi ngừng máy. Chi phí này phần lớn là từ chi phí thời gian ngừng máy.

 

 

1.1.3   Chi phí chu kỳ sống

        Chi phí chu kỳ sống (Life Cycle Costs – LCC) bao gồm tất cả chi phí mà doanh nghiệp phải trả hoặc mất đi từ lúc mua máy đến khi thanh lý máy.

     Chi phí chu kỳ sống thường bằng từ 4 đến 40 lần giá mua máy ban đầu, vì vậy ở các nước và doanh nghiệp có hiểu biết, khi đầu tư ban đầu vào mua máy mới người ta sẽ tính LCC của những nhà cung cấp khác nhau và ra quyết định mua máy của nhà cung cấp nào có LCC thấp nhất.

  LCC được tính như sau:

      LCC = CI + NY (CO + CM + CS)

Trong đó:

  • Chi phí đầu tư (CI): bao gồm chi phí mua máy hoặc hệ thống thiết bị; chi phí đầu tư cho hạ tầng phục vụ vận hành máy; chi phí cho đào tạo và huấn luyện; chi phí cho tài liệu kỹ thuật; chi phí cho phụ tùng thay thế; …
  • Số năm (NY): số năm dự kiến sử dụng máy cho đến khi thanh lý
  • Chi phí vận hành (CO): bao gồm chi phí cho vật tư, con người, năng lượng, xử lý môi trường, các chi phí vận hành khác, ….
  • Chi phí bảo trì (CM): bao gồm các loại chi phí bảo trì thế hệ từ thứ 1 đến thứ 4, cho vật tư, dụng cụ, máy móc bảo trì và con người.
  • Chi phí ngừng máy (CS): đây là phần có thể chiếm đến 80% LCC, nhưng ít được biết đến, chiếm phần lớn trong chi phí bảo trì vô hình.

    Chi phí chu kỳ sống thường được dùng để:

  •         Làm cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định mua sắm máy móc, thiết bị.
  •         Làm cơ sở để bộ phận bảo trì trong doanh nghiệp nhận ra cần cải tiến những gì để giảm LCC, nghĩa là giảm chi phí ngừng máy.
  •       Làm cơ sở để những nhà cung cấp nhận ra cần cải tiến những gì để tăng độ tin cậy của máy móc, thiết bị nhằm giảm LCC, nghĩa là giảm chi phí ngừng máy cho khách hàng, là doanh nghiệp, cũng là tăng cơ hội để có hợp đồng với khách hàng.
  • 1.1.4   Chi phí thời gian ngừng máy

Chi phí thời gian ngừng máy (downtime), gọi tắt là chi phí ngừng máy, là những chi phí, thiệt hại, tổn thất phát sinh do ngừng máy và ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động khác của một doanh nghiệp, công ty.

 

Các cơ sở công nghiệp lớn mất năng suất sản xuất hơn một ngày mỗi tháng và hàng trăm triệu đô la mỗi năm do hư hỏng máy, theo một báo cáo mới được công bố bởi Senseye, công ty quản lý sức khỏe máy móc được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

 

Báo cáo chi phí thời gian ngừng máy thực chia sẻ những phát hiện từ một nghiên cứu về 72 công ty sản xuất và công nghiệp đa quốc gia lớn. Báo cáo tiết lộ rằng, trung bình, các nhà máy lớn mất 323 giờ sản xuất mỗi năm. Chi phí trung bình do mất doanh thu, phạt tài chính, thời gian nhân viên nhàn rỗi và khởi động lại dây chuyền là 532.000 USD/giờ, lên tới 172 triệu USD/nhà máy hàng năm.

 

Alexander Hill, giám đốc chiến lược toàn cầu của công ty Senseye, thuộc tập đoàn Siemens, nhận xét: “Thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch là lời nguyền của ngành công nghiệp. Khi dây chuyền sản xuất và máy móc đắt tiền ngừng hoạt động, các tổ chức ngừng kiếm tiền và những khoản đầu tư đó bắt đầu gây tốn kém thay vì làm ra tiền. Chi phí có thể tăng vọt lên hơn 100.000 USD mỗi giờ đối với các nhà sản xuất lớn ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp”.

 

Jim Davison, giám đốc khu vực miền Nam nước Anh của Make UK, người đại diện cho các nhà sản xuất ở Anh, nhận xét: “Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phải đối mặt là làm sao giảm lượng thời gian ngừng máy ngoài dự kiến”.

 

Báo cáo năm 2022 của công ty Senseye cho thấy thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch hiện khiến các công ty Fortune Global 500 (Bảng xếp hạng hàng năm của 500 công ty, tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới tính theo doanh số) mất 11% doanh thu hàng năm của họ – gần 1,5 nghìn tỷ USD. Con số này tăng từ 864 tỷ USD (8% doanh thu) hai năm trước. Trong số các công ty Fortune Global 500, chi phí ngừng hoạt động hàng năm hiện là 129 triệu USD cho mỗi cơ sở, tăng 65% trong cuộc khảo sát gần đây nhất của Senseye trong năm 2019-2020.

 

       Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi phí ngừng máy của một số ngành công nghiệp tại Mỹ, tại Việt Nam, tại một số nước khác. Nói cách khác ngừng máy làm cho doanh nghiệp mất bao nhiêu tiền?

 

1.1.5   Chi phí ngừng máy của một số doanh nghiệp tại Mỹ

       Chi phí ngừng máy thể hiện thiệt hại mỗi giờ do ngừng máy trong doanh nghiệp và khác nhau tùy theo ngành công nghiệp.

Bảng 1: Chi phí ngừng máy của một số ngành công nghiệp tại Mỹ

 TT Công nghiệpChi phí ngừng máy mỗi giờ (USD), tính  cho cả nhà máy
1Năng lượng2.817.846
2Viễn thông2.066.245
3Chế tạo1.610.654
4Tổ chức tài chính1.495.134
5Công nghệ thông tin1.344.461
6Bảo hiểm1.202.444
7Bán lẻ1.107.274
8Dược phẩm1.082.252
9Ngân hàng996.802
10Thực phẩm, đồ uống804.192
11Hàng tiêu dùng785.719
12Hóa chất704.101
13Vận tải668.586
14Y tế636.030
15Luyện kim580.588
16Điện tử477.366
17Xây dựng389.601
 Trung bình944.395

1.1.6   Chi phí ngừng máy của một số doanh nghiệp tại Việt Nam

Qua điều tra thực tế, tổn thất trong một giờ ngừng sản xuất do máy bị hư hỏng       ở một số ngành công nghiệp tại Việt Nam như sau:

  • Dầu khí: vài triệu USD.         
  • Thép: 10.000 USD.
  • Giấy: 10.000 – 20.000 USD. 
  • Gia công kim loại: 5.000 USD.
  • Hóa chất: 2.000 USD.          
  • Điện: 10.000 USD.
  • Sản xuất lon bia: 9.000 USD. 
  • Nhựa (1 máy): 200 USD.
  • Nếu ngừng máy do hư hỏng trong một ngày một nhà máy đường Việt Nam có sản lượng 6.000 tấn/ngày bị thiệt hại trung bình là 2,4 tỷ đồng. 

 

1.1.7   Chi phí ngừng máy của một số doanh nghiệp khác

   Một nhà máy hóa dầu ở Hàn Quốc phải ngưng hoạt động do một cơn bão. Khi nhà máy hoạt động trở lại, theo dõi và giám sát tình trạng máy người ta nhận thấy có rung động trong những quạt gió. Sau khi kiểm tra quạt gió người ta nhận thấy nguyên nhân chính là do hư hỏng nghiêm trọng trong các ổ lăn. Nếu hư hỏng đó không được phát hiện kịp thời thì thiệt hại của nhà máy có thể lên đến 0,5 triệu USD.

 

   Nhờ theo dõi thường xuyên một nhà máy xử lý khí ở Trung Đông người ta nhận thấy có rung động ở một rô to máy nén và so sánh với một hiện tượng tương tự trước đây. 

Từ đó đã giúp cho nhà máy rút ra kết luận rằng rung động đó là do sự  mất cân bằng của rô to. Vậy cần phải thay thế rô to đó, nhưng nhà máy lại không có  phụ tùng để thay ngay lập tức. Nhờ hiểu rõ được tình trạng của máy mà các kỹ sư của nhà máy đã kiểm soát được mức độ nghiêm trọng của sự cố đó bằng cách giảm  tải đặt lên rô to đó trong khi chế tạo một rô to mới. Nếu không phát hiện sớm và chính xác để điều chỉnh sản xuất thì khi máy bị hư hỏng, ngừng sản xuất hoàn toàn  sẽ gây thiệt hại ước tính khoảng 2 triệu USD/ mỗi ngày.

 

   Một nhà máy lọc dầu của Pháp đã phát hiện thấy có một trục của máy trộn chất xúc tác bị đảo nhiều hơn so với trước đây trong khi khởi động. Người ta nhận thấy trục máy này có ma sát với vỏ và những vòng chặn. Chất xúc tác khi thoát ra gần những vòng chặn sẽ dần dần tích tụ bên trong vỏ. Nhờ công tác theo dõi tình trạng máy thường xuyên mà quyết định loại bỏ chất xúc tác bằng cách phun nước trong khi vẫn vận hành máy. Kết quả là rung động đó đã trở lại bình thường. Bằng cách giải quyết tình trạng một cách trực tiếp, nhà máy đã tránh được thiệt hại ước tính khoảng 1 triệu quan Pháp mỗi ngày.

 

    “Cứ một lần ngừng máy ngoài kế hoạch thì tương ứng với khoảng 10 giờ ngừng sản xuất và bị thiệt hại 65.000 USD trong một nhà máy cán thép. Một năm thường có khoảng 5 trường hợp như vậy. Tất cả trường hợp này có thể phòng tránh  bằng các kỹ thuật bảo trì là giám sát rung động” (TS. Don Mahadevan, Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về bảo trì dự đoán).

 

1.1.8   Các tổn thất thiệt hại kinh tế khác do ngừng máy

 Có thể kể ra sau đây:

– Tăng chi phí kiểm soát chất lượng: Thời gian ngừng máy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dẫn đến tăng chi phí kiểm soát chất lượng. Các nhà sản xuất có thể phải thực hiện kiểm tra hoặc thử nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng  các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. 

– Tăng chi phí lao động: Khi dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động, chi phí lao động tiếp tục phát sinh ngay cả khi không có công việc nào được thực hiện. Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí cho các nhà sản xuất, những người có thể phải  trả lương cho những người lao động nhàn rỗi. 

– Giảm năng lực sản xuất: Thời gian ngừng máy cũng có thể dẫn đến giảm năng  lực sản xuất, vì máy móc và hệ thống có thể không hoạt động hết công suất ngay cả khi thời gian ngừng máy đã kết thúc. Điều này có thể dẫn đến giảm năng suất và doanh thu cho các nhà sản xuất. 

– Gián đoạn chuỗi cung ứng: Thời gian ngừng máy có thể làm gián đoạn toàn bộ chuỗi cung ứng, dẫn đến sự chậm trễ trong việc giao nguyên liệu thô, sản xuất và phân phối. Điều này có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền trong toàn bộ               chuỗi cung ứng, dẫn đến tăng thêm chi phí và đánh mất cơ hội cho các nhà sản xuất. 

– Mất doanh số và doanh thu: Thời gian ngừng máy có thể dẫn đến doanh số và doanh thu bị mất do các nhà sản xuất không thể sản xuất và giao sản phẩm  cho khách hàng. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ lỡ các cơ hội và mất thị phần, vì các đối thủ cạnh tranh có thể đáp ứng nhu cầu hiệu quả hơn. 

– Tăng chi phí bảo hiểm: Thời gian ngừng máy cũng có thể dẫn đến tăng chi phí bảo hiểm, vì các công ty bảo hiểm có thể coi các nhà sản xuất có lịch sử ngừng hoạt động là rủi ro cao hơn. Điều này có thể dẫn đến phí bảo hiểm cao                      hơn và tăng gánh nặng tài chính cho các nhà sản xuất. 

– Tăng chi phí bảo trì: Thời gian ngừng máy có thể dẫn đến tăng       chi phí bảo trì trực tiếp và gián tiếp vì máy móc hoạt động không hiệu quả, yêu  cầu sửa chữa hoặc nâng cấp thường xuyên hơn. Điều này có thể dẫn đến chi phí bổ sung lớn hơn nữa và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.   Bảo trì khẩn cấp có thể làm tăng chi phí so với bảo trì phòng ngừa trực tiếp (định kỳ) nếu doanh nghiệp phải thực hiện bảo trì trong tình trạng khẩn cấp để khắc phục sự cố. 

– Tổn thất sản xuất: Thời gian ngừng máy có thể dẫn đến giảm sản lượng và tổn thất doanh thu. Tổn thất sản xuất có thể được phân loại thành thời gian ngừng máy theo kế hoạch và ngoài kế hoạch, trong đó thời gian ngừng hoạt động theo kế hoạch là khi nhà sản xuất lên lịch bảo trì hoặc nâng cấp, trong khi thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch là do hư hỏng thiết bị hoặc các sự cố không lường trước khác. 

– Tăng chi phí năng lượng: Thời gian ngừng máy có thể dẫn đến tăng chi phí năng lượng, vì các máy móc không sử dụng tiếp tục tiêu thụ năng lượng ngay cả khi không sử dụng. Điều này có thể dẫn đến hóa đơn tiền điện cao hơn cho nhà sản xuất. 

– Tăng chi phí chu kỳ sống của máy móc, thiết bị: Các thiệt hại do ngừng máy làm tăng chi phí chu kỳ sống của máy móc, thiết bị. Một mặt, LCC cao làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp, mặt khác LCC cao cho thấy hiệu quả của hệ thống bảo trì còn thấp, có nguy cơ gây các thiệt hại khác, không chỉ về kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. 

 

2.    Thiệt hvề môi trường

 Hư hỏng máy tác động tiêu cực đến môi trường: Hư hỏng máy có thể tác động tiêu cực   đến môi trường, đặc biệt nếu các quy trình sản xuất thải ra chất gây ô nhiễm hoặc tiêu thụ một lượng lớn năng lượng. Thời gian ngừng máy kéo dài có thể làm trầm trọng thêm những tác động này bằng cách trì hoãn việc bảo trì hoặc sửa chữa thiết bị, dẫn đến tăng lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. – Tai nạn do hư hỏng máy tác động lớn đến môi trường:       Nếu có sự cố, tai nạn không mong muốn xảy ra trong quá trình bảo trì, như rò rỉ hóa chất độc hại do thiết bị hư hỏng, có thể gây hậu quả lớn đối với môi trường xung quanh.     Nhà máy điện nguyên tử hư hỏng, gặp tai nạn tác động lớn đến môi trường do ô nhiễm phóng xạ. Điển hình là trường hợp của các nhà máy điện nguyên tử Tchernobyl, Fukushima, …      Vụ cháy dàn khoan Deepwater Horizon làm tràn dầu, gây ô nhiễm vùng biển Vịnh Mexico trong nhiều năm. 

– Gây ô nhiễm môi trường vì chất thải khi bảo trì:    Trong quá trình thay thế dầu máy, nếu không xử lý chất thải dầu cũ một cách an toàn, có thể gây rò rỉ và làm ô nhiễm đất và nước.     Khi làm sạch các bộ lọc hoặc bảo trì các thiết bị sản xuất, nếu nước xả chứa hóa chất hoặc chất ô nhiễm không được xử lý đúng cách, có thể gây ô nhiễm nước.     Việc loại bỏ không đúng các linh kiện điện tử khi thực hiện bảo trì có thể dẫn đến việc gom chất thải điện tử không an toàn, gây hại cho môi trường.     Sử dụng các chất hóa học độc hại trong quá trình bảo trì mà không có biện pháp an toàn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường và gây nguy hại cho hệ sinh thái.     Bảo trì thiết bị có thể tạo ra lượng lớn chất thải, nhưng nếu quá trình loại bỏ chúng không được quản lý đúng cách, có thể gây ô nhiễm đất và không khí.

 

3.    Thiệt hvề xã hội và sự phát triển của doanh nghiệp

 Tăng chi phí an toàn: Thời gian ngừng máy cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn. Thiết bị hư hỏng có thể gây rủi ro về an toàn cho người lao động, dẫn đến tăng  chi phí bồi thường cho người lao động và các khiếu nại pháp lý tiềm ẩn.      Thống kê cho thấy 40% tai nạn lao động xảy ra trong khoảng thời gian khi máy móc sắp hư hỏng gây ngừng sản xuất và khi máy móc bắt đầu chạy lại sau khi được sửa chữa, phục hồi. 

– Hoạt động đổi mới, sáng tạo suy giảm: Thời gian ngừng máy cũng có thể có tác động tiêu cực đến đổi mới, vì các nhà sản xuất có thể không thể dành nguồn lực cho              nghiên cứu và phát triển hoặc có thể do dự trong việc áp dụng các công nghệ                  hoặc quy trình mới.  

– Tinh thần của nhân viên: Ngừng máy cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của nhân viên, đặc biệt nếu nhân viên không thể làm việc hoặc buộc phải làm thêm giờ để bù đắp cho thời gian sản xuất bị mất. Điều này có thể dẫn đến giảm năng suất và gây thêm nhiều tổn thất khác cho nhà sản xuất. 

– Thiệt hại về uy tín và thương hiệu: Thời gian ngừng máy có thể dẫn đến thiệt hại về uy tín cho doanh nghiệp, đặc biệt làm cho việc giao hàng chậm trễ và sản phẩm kém chất lượng, khách hàng không hài lòng với sự gián đoạn trong dịch vụ hoặc cung ứng sản phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng đến hình  ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và có thể dẫn đến thiệt hại lâu dài cho danh             tiếng của họ. 

– Rủi ro an toàn gia tăng: Thời gian ngừng máy cũng có thể dẫn đến rủi ro an toàn gia tăng, đặc biệt nếu quy trình bảo trì không được tuân thủ đúng cách hoặc nếu nhân viên trở nên chủ quan trong thời gian máy không hoạt động. Điều này có thể dẫn đến tai nạn, thương tích và trách nhiệm pháp lý cho doanh nghiệp. 

– Mất tài sản trí tuệ: Thời gian ngừng máy cũng có thể làm tăng nguy cơ mất tài sản trí tuệ, vì máy móc và hệ thống có thể dễ bị tấn công mạng hoặc các vi                                  phạm an ninh khác khi chúng không được sử dụng. Điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể và thiệt hại về uy tín cho doanh nghiệp. 

– Mất cơ hội và lợi thế cạnh tranh: Thời gian ngừng máy cũng có thể dẫn đến mất cơ hội và gây bất lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi máy móc ngừng hoạt động, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ các đơn đặt hàng tiềm năng hoặc có thể không đáp ứng được nhu cầu, dẫn đến mất doanh thu và thị phần. Các đối                          thủ cạnh tranh có khả năng duy trì mức thời gian hoạt động cao hơn có thể đạt  được lợi thế cạnh tranh và giành được khách hàng. 

 Giao hàng bị trì hoãn và sự không hài lòng của khách hàng: Thời gian ngừng         máy có thể dẫn đến việc giao hàng bị trì hoãn và khách hàng không hài lòng.      Điều này có thể có tác động tiêu cực đến danh tiếng của doanh nghiệp và dẫn đến mất khách hàng và doanh thu. 

– Suy giảm sức khỏe, gây căng thẳng cho nhân viên: Máy móc thường xuyên hư hỏng làm suy giảm sức khỏe, gây căng thẳng cho nhân viên vận hành, nhân viên bảo trì, những người quản lý và các bộ phận liên quan. 

 Giảm thu nhập, lương, thưởng của nhân viên: Máy móc thường xuyên hư hỏng làm giảm doanh thu, lợi nhuận nên cũng làm giảm thu nhập, lương, thưởng, phúc lợi của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. 

– Suy giảm tiềm năng tăng trưởng dài hạn: Các thiệt hai, tổn thất nêu trên có thể khiến cho doanh nghiệp suy giảm tiềm năng tăng trưởng dài hạn.

Đăng ký tham dự:  Hội thảo số hóa giúp doanh nghiệp quản lý, bảo trì thiết bị và tiết kiệm năng lượng  

  • Thời gian: 08h30-11h00   Thứ tư, 29/11/2023
  • Trực tiếp tại Sàn Giao dịch Công nghệ – 79 Trương Định, Bến Thành, Q.1, TP.HCM
  • Trực tuyến: Trên nền tảng Google Meet
  • Link đăng ký:  https://vietsoft.com.vn/dang-ky-2811.html