Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, NSLĐ theo sức mua tương đương (tính theo PPP 2011) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64% mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào. NSLĐ của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (ĐH XIII) đã diễn ra với nhiều tham luận đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, trong đó một số ý kiến đã đề cập về thực trạng năng suất lao động và các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại nước ta.
Vấn đề này, trong Dự thảo “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025” trình ĐH XIII cũng đã đề cập: “Năng suất lao động (NSLĐ) vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và khoảng cách chênh lệch này vẫn tiếp tục gia tăng”. Để làm rõ vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có những trao đổi với chuyên gia kinh tế và ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu tại đại hội xung quanh vấn đề này.
Thực trạng và thách thức
Nói về NSLĐ của nước ta, ông Phạm Mạnh Thùy, Trưởng Ban Chiến lược Phát triển nhân lực và xã hội, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những phân tích cụ thể. Theo đó, thực tế NSLĐ của Việt Nam hiện đang rất thấp so với các nước trong khu vực. Xét về giá trị tuyệt đối, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, NSLĐ theo sức mua tương đương (tính theo PPP 2011) năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng:
– 7,64% mức năng suất của Singapore;
– 19,53% của Malaysia;
– 37,92% của Thái Lan;
– 45,56% của Indonesia;
– 56,88% của Philippines;
– 88,05% của Lào.
NSLĐ của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ cao hơn NSLĐ của Campuchia (gấp 1,6 lần).
Nguồn Sưu tầm
LIÊN HỆ:
Ms. Mai Trang – Chuyên viên tư vấn
HP: 0976.022.804
Tel: (028) 39.484.494 – Fax: (028) 38.112.750
Email: info@nangsuatxanh.vn
Website: www.nangsuatxanhgroup.com