10 nguyên tắc giúp sử dụng an toàn các thiết bị điện trong nhà

Thiết bị điện dần trở thành thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người giúp cuộc sống trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn. Tuy nhiên, các thiết bị điện trong gia đình khi sử dụng có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào, những sự cố này nếu không được xử lý kịp thời, nhanh chóng hoặc không xử lý hiệu quả thì không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Sau đây chúng tôi xin đưa ra 10 nguyên tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện trong nhà.

  1. Lựa chọn dây dẫn
  • Dây dẫn giúp truyền tải dòng điện tới các thiết bị điện vì vậy để đảm bảo an toàn cho thiết bị cần lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với công suất của thiết bị. Đồng thời dây dẫn không được để trần mà cần có lớp bọc cách điện tốt nhất.
  1. Lắp đặt thiết bị đóng cắt bảo vệ:
  • Giúp bảo vệ thiết bị nhanh nhất khi có sự cố
  • Phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.
  • Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ:

                   + Phải phù hợp với công suất sử dụng.

                   + Phải có nắp đậy che kín phần mang điện.

  • Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.
  1. Lắp đặt cầu dao, cầu ch́ì:
  • Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng.
  • Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.
  • Cần được thay thế ngay khi có hư hỏng.
  1. Bố trí ổ điện:
  • Đối với công tắc và ổ điện của các thiết bị trong nhà tắm như : máy giặt, bình nóng lạnh,… cần được đặt tại các vị trí an toàn, tránh tiếp xúc với nước.
  • Ổ điện nên đặt cách sàn ít nhất  1,5m.
  1. Đặt thiết bị điện trong nhà
  • Chọn mua thiết bị phù hợp với công suất và nguồn điện của gia đình , căn hộ hay văn phòng làm việc,….
  • Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện…
  • Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị th́ phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống rò điện.
  • Không  để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện…) ở gần vật dễ cháy.
  1. Kiểm tra, bảo trì
  • Phải ngắt thiết bị đóng cắt khi kiểm tra các thiết bị điện trong nhà để đảm bảo an toàn.
  • Cần thường xuyên kiểm tra các thiết bị đóng cắt, bảo vệ ( cầu chì, cầu dao, ổ cắm điện ) và các thiết bị điện.
  • Nếu phát hiện các thiết bị đóng cắt hay dây dẫn, ổ điện hư hỏng , hở cần sửa chữa và thay mới ngay.
  • Nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho chi nhánh điện cử công nhân đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện
  1. Sử dụng
  • Khi sử dụng các thiết bị cầm tay như : máy khoan, máy mài…cần đeo găng tay bảo hộ.
  • Nên ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
  • Khi tay ướt tuyệt đối không chạm vào bất kì thiết bị  điện nào.
  1. Khi có giông sét, mưa, băo, ngập nước
  • Ngắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, … và tách cáp an-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.
  • Khi nhà bị ngập nước, mưa băo làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện.
  • Nếu không sẽ rất dễ xảy ra nhiều trường hợp nguy hiểm.
  1. Giáo dục
  • Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.
  1. Ý thức
  • Mỗi người cần có ý thức giữ gìn vào bảo vệ các thiết bị điện trong gia đình cũng như thực hiện đúng các nguyên tắc sử dụng điện mới có thể góp phần  đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện.

 

Nguồn: Internet

#hesinhthainangsuatxanh #nangsuatxanh #nangsuatxanhgroup #nangsuat #baotri #chatluong

LIÊN HỆ:

Ms. Mai Trang – Chuyên viên tư vấn 

HP: 0976.022.804 

Tel: (028) 39.484.494 – Fax: (028) 38.112.750  

Email: info@nangsuatxanh.vn  

Website: www.nangsuatxanhgroup.com

             www.nangsuatxanh.vn