Việc áp dụng sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, quản lý chất lượng, logistics từ 10 – 20%; giảm từ 30-40% chi phí hàng tồn kho…
Đó là khẳng định của TS. Hà Minh Hiệp – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) tại buổi Tọa đàm trực tuyến: Sản xuất thông minh – thúc đẩy phát triển doanh nghiệp Việt được tổ chức mới đây.
Nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm cho doanh nghiệp về sản xuất thông minh
Trước xu thế của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, sản xuất thông minh đã và đang chứng minh được tính ưu việt với máy tính điều khiển, cảm biến, công nghệ thông tin, động cơ thông minh, phần mềm quản lý sản xuất, xử lý tất cả các giai đoạn hoặc hoạt động cụ thể của quy trình sản xuất…
Cùng với sự kết hợp giữa con người và dữ liệu thu thập máy có thể thúc đẩy quản lý toàn doanh nghiệp và các mục tiêu tối ưu hóa toàn nhà máy, tính đến cả những yếu tố môi trường, hiệu quả tài chính và an toàn trong lao động.
Sản xuất thông minh không những làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế thông qua tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên liệu, chi phí nhân công cho từng đơn vị sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh… mà còn là “bàn đạp” giúp nền kinh tế phát triển bền vững, giải phóng sức lao động.
Hơn nữa, ở những môi trường làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, máy móc thông minh, robot thông minh như “cánh tay đắc lực” giúp con người giải quyết các vấn đề để người lao động làm việc trong một môi trường an toàn, lành mạnh.
Theo ông Hà Minh Hiệp, tại Việt Nam, sản xuất thông minh là một khái niệm mới, có nhiều đặc thù. Tuy nhiên, tựu chung lại có 3 đặc thù chính, đó là:
Thứ nhất, sản xuất thông minh là quá trình tích hợp thực (quá trình sản xuất thực tế) với ảo (dựa trên nền tảng công nghệ thông tin) nhằm mục tiêu tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Thứ hai, sản xuất thông minh là việc tích hợp quá trình sản xuất và kinh doanh với nhau. Mục đích là rút ngắn quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo ra lợi nhuận. Trên thực tế, trước đây có doanh nghiệp chưa kết hợp hài hòa giữa quá trình sản xuất với kinh doanh thì nay hệ thống sản xuất thông minh sẽ giúp doanh nghiệp làm tốt vấn đề này.
Thứ ba, sản xuất thông minh là giải pháp để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng và thị trường theo thời gian thực, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, tạo nên tính linh hoạt trong quá trình sản xuất.
Triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận sản xuất thông minh
Khái niệm kinh tế số thời gian gần đây được nhắc đến nhiều trong hệ thống các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch hành động của Đảng và Nhà nước ta. Hiện tại, việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam đang hướng theo khung chương trình do Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra.
Năm 2020, Việt Nam trở thành Chủ tịch Tổ chức Năng suất châu Á (APO), Phó Tổng cục trưởng Hà Minh Hiệp đắc cử Chủ tịch APO nhiệm kỳ 2020-2021. Với vai trò Chủ tịch APO, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có định hướng phát triển sản xuất thông minh ở các nước thành viên APO nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiện nay, APO bao gồm 21 nền kinh tế. Để hỗ trợ thành viên APO tiếp cận, tham gia sản xuất thông minh, thời gian qua, Việt Nam đã hỗ trợ thành lập Trung tâm xuất sắc (COE) tại Đài Loan, tạo không gian để các doanh nghiệp thành viên APO có thể tiếp cận tư vấn, hệ thống chuyên gia và cùng nhau chia sẻ về giải pháp hướng đến sản xuất thông minh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có kế hoạch cử đoàn học tập kinh nghiệm, giải pháp về sản xuất thông minh. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên vệc học tập đã được chuyển sang hình thức trực tuyến. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã hỗ trợ các nước thành viên APO tham gia chương trình nghiên cứu về sản xuất thông minh, tiến hành dự án đánh giá doanh nghiệp trong khoảng thời gian một năm, đánh giá nhu cầu của các quốc gia về sản xuất thông minh.
Sắp tới, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng dự định triển khai dự án về xây dựng hệ sinh thái cho sản xuất thông minh. Đồng thời, triển khai hoạt động xây dựng mô hình điểm doanh nghiệp sản xuất thông minh để các doanh nghiệp khác nhìn vào đó học tập kinh nghiệm; ngoài ra, sẽ đẩy mạnh hoạt động đào tạo, giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận các hệ thống sản xuất thông minh, các giải pháp chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất thông minh.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã triển khai hỗ trợ đánh giá thực trạng tại 8 doanh nghiệp, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận sản xuất thông minh, xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang sản xuất thông minh cho doanh nghiệp.
Trong sản xuất thông minh, quản trị làm giảm thời gian chết (thời gian tồn kho, thời gian logistics…), giảm các chi phí liên quan, đáp ứng đơn hàng một cách nhanh nhất, đấy là hiệu quả trực diện mà chúng ta nhận thấy. Đặc biệt về năng suất, sản xuất thông minh giúp năng suất cao hơn.
Tại Việt Nam, theo đánh giá trong khu vực ASEAN hay bình diện toàn châu Á, năng suất lao động tại Việt Nam còn ở “vùng trũng”. Khi cạnh tranh một cách sòng phẳng thì bài toán năng suất cần phải được giải quyết. Và rõ ràng, đáp án của bài toán năng suất chính là thông minh hóa quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ASC95, giúp chúng ta kết nối sản xuất thông minh và đánh giá mức độ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận sản xuất thông minh dựa trên tiêu chuẩn này, dự kiến trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành khung tiêu chuẩn về sản xuất thông minh ngay trong năm 2020.
Sản xuất thông minh bao gồm rất nhiều quy trình, phân vùng nên chúng ta cần có khung tiêu chuẩn để hướng dẫn doanh nghiệp trong từng quy trình, giai đoạn cụ thể nên áp dụng tiêu chuẩn nào của thế giới hay tiêu chuẩn nào mà Việt Nam đã có.
Dự kiến đến năm 2021, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan sẽ xây dựng tiêu chuẩn ISO IEC 62244 – tiêu chuẩn rất mới về sản xuất thông minh; đồng thời đến cuối năm 2020 Việt Nam có sáng kiến ASEAN liên quan đến việc chia sẻ khung tiêu chuẩn cho doanh nghiệp, cộng đồng quốc gia ASEAN.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ASC95, đây là tiêu chuẩn giúp chúng ta kết nối sản xuất thông minh và đánh giá mức độ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận sản xuất thông minh dựa trên tiêu chuẩn này. Dự kiến trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành khung tiêu chuẩn về sản xuất thông minh ngay trong năm 2020.
#hesinhthainangsuatxanh #nangsuatxanh #nangsuatxanhgroup #nangsuat #baotri #chatluong
LIÊN HỆ:
Ms. Mai Trang – Chuyên viên tư vấn
HP: 0976.022.804
Tel: (028) 39.484.494 – Fax: (028) 38.112.750
Email: info@nangsuatxanh.vn
Website: www.nangsuatxanhgroup.com